5 lý do để sử dụng Linux vào thời điểm này và tương lai

Khi công nghệ đang dậm chân, thì xã hội sẽ có xu hướng vượt lên và phát triển. Linux, hệ điều hành mã nguồn mở được sử dụng rộng rãi, là nền tảng và là cơ sở cho các ý tưởng máy tính hiện đại tiến bộ nhất. Vì vậy, mặc dù nó không có sự thay đổi đáng kinh ngạc nào sau gần ba thập kỷ phát triển, nhưng Linux cũng có khả năng thích ứng được với tình trạng đó. Do đó, nó cũng giải thích cho lý do có rất nhiều người vẫn đang sử dụng Linux.

Kết quả là, Linux đang ở vị trí độc nhất khi vừa là một khoản đầu tư đúng đắn cho các kỹ năng vì nó có rất ít khi thay đổi, vừa là động lực dường như vĩnh cửu cho bạn học các kỹ năng mới.

Năm 2020 là một năm khó khăn – nó khó khăn trên tất cả các lĩnh vực – nhưng đối với Linux, đó lại là một chu kỳ phát triển điển hình. Bài viết này sẽ giúp bạn nhìn lại chặng đường của Linux và những điều bạn cần biết về Linux trong năm nay.

ZFS trên Linux

Hệ thống tệp ZFS cung cấp khả năng kiểm tra tính toàn vẹn cho dữ liệu và siêu dữ liệu, auto backup, hỗ trợ lên đến 256 nghìn tỷ yobibyte dung lượng lưu trữ, mã hóa gốc tăng tốc phần cứng và sao chép hiệu quả. ZFS là một cải tiến của Sun Microsystems, thật không may, có một giấy phép cấm ZFS đi kèm với Linux theo mặc định. Tuy nhiên, nhóm OpenZFS đã chuyển dự án sang BSD và Linux để bạn có thể chạy ZFS trên bất kỳ hệ thống nào, từ máy tính xách tay đến trung tâm dữ liệu của mình. Bạn có thể cân nhắc dùng Fedora Linux, khi muốn sử dụng ZFS.

Linux interrupts

Khi bạn đã quen dùng Linux, bạn cần phải nâng level của mình bằng cách tìm hiểu sâu hơn về cách hoạt động của Linux. Cách thức và lý do nhân Linux quản lý các interrupt requests (IRQ) có thể không quan trọng đối với người dùng bình thường, nhưng đó lại là một nghiên cứu khá hấp dẫn khi bạn muốn đào sâu vào Linux. Đọc bài viết “How the Linux kernel handles interrupts” của Stephan Avenwedde để tìm hiểu thêm vấn đề này.

Hiểu rõ Linux

Vì hệ điều hành Android của Google chạy trên nhân Linux, nên về mặt kỹ thuật, thực ra chúng ta đang sử dụng Linux chứ không phải là Android. Nhưng giao diện Java mượt mà của Android không phải lúc nào cũng mang lại cảm giác Linux mà nhiều người dùng Linux mong đợi. Và một số người dùng hoàn toàn không sử dụng điện thoại Android.

Xem thêm: Hướng dẫn cài Hệ điều hành Phoenix Os ROC song song Windows

Tin tốt là bạn có thể sử dụng Linux trên thiết bị Android hoặc iOS của mình, với terminal, Bash, Python, package manager và những điều bạn thường làm hằng ngày trên Linux, cũng có thể hoàn thành trên Android.

Nếu bạn đang sử dụng Android, bạn có thể tìm hiểu về Termux. Và nếu bạn đang sử dụng iOS, hãy đọc bài viết tuyệt vời của Lee Tusman về cách chạy lệnh Linux trên iOS.

Các lệnh mới trên Linux

Thời gian trôi đi, và đôi khi các lệnh cũ của những năm trước đã không thể hoạt động trên hệ thống hiện đại. Mặc dù, bạn vẫn có thể sử dụng các lệnh như crontab và ifconfig (iwconfig và wpa_supplicant), nhưng vẫn có những sự thay thế hoàn toàn tốt cho những lệnh này. Nếu bạn không thể tự mình từ bỏ các lệnh cũ, hãy làm quen với Bash aliases vì những lệnh mới này rất đáng học.

  • Thay ifconfig bằng nmcli. Tại một số thời điểm, bạn phải thừa nhận rằng sự kết hợp tồi tệ giữa ifconfig với iwconfig và wpa_supplicant không mang lại hiệu quả quá nhiều. Linux hiện sử dụng nmcli và nó khá hữu dụng đấy, nó còn có giao diện khá trực quan để giao tiếp với network nữa.
  • Cronjobs, at và batch là các lệnh duy nhất có lẽ sẽ không bao giờ được thay thế. Các lệnh này rất tuyệt vời để lập lịch nhanh chóng và đơn giản, nhưng đối với những công việc phức tạp, bạn cần tìm hiểu thêm về các tính năng bổ sung như : bộ hẹn giờ systemd.
  • gcore và gdb là những trình gỡ lỗi quan trọng mà các nhà phát triển đều quen thuộc. Một tính năng mới về chức năng gcore là ProcDump của Microsoft, giúp bạn có được ID quy trình (PID) để bạn có thể phân tích nó với gdb.
Xem thêm: Hướng dẫn dùng Zphisher để tạo trang Web Phishing tự động

Chạy cloud trên Linux

Trong những năm gần đây, “cloud” vẫn luôn liên tục phát triển, nguyên nhân là do động lực chính của nó là Linux. Cloud là tập hợp các máy tính (nodes) với hệ thống tệp phân tán rộng rãi (chẳng hạn như Ceph) và nó thường được quản lý bằng Kubernetes (“KOO-burr-net-eez”] hoặc OpenShift.

Nếu bạn đã tìm hiểu rõ về Linux trong PC và trung tâm dữ liệu, server rồi thì bạn có thể chạy thử Linux trên cloud để có trải nghiệm hoàn toàn mới. Có thể mất một kha khá thời gian để điều chỉnh trong một vùng chứa tạm thời, nhưng với một số bài pentest,, bạn có thể xây dựng một số hệ thống thú vị và sau đó sắp xếp chúng với Kubernetes.

Sự tăng trưởng của mã nguồn mở

Người dùng Linux thích tính nhất quán và ổn định của Linux, và đó là minh chứng cho thiết kế hệ thống ban đầu của Unix, hệ điều hành có thể giữ nguyên cấu trúc đồng thời đẩy ranh giới sang các công nghệ mới thú vị hơn. Một phần thú vị của Linux và mã nguồn mở là cảm giác khám phá mà bạn có được khi bắt đầu học một lệnh mới và cảm giác vui vẻ chứng kiến nó hoạt động.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *