-
- Trang Chủ
- Quản Trị Mạng
- Bảo Mật
- Digital Marketing
- THỦ THUẬT
- Microsoft
- Phần mềm
- Tin Tức WooCommerce not Found
- Newsletter
Hầu hết các nhà cung cấp Hosting đều cung cấp một lượng tài nguyên cố định cho mỗi tài khoản.
Với các Shared Hosting, lượng tài nguyên này đôi khi không gánh nổi lượng lớn tài nguyên được sử dụng.
Lỗi 503 service unavailable xuất hiện khi web server của người dùng không nhận được phản hồi từ các PHP script.
PHP script này có thể là một WordPress plugin, theme, hoặc một đoạn code bị lỗi.
Nếu nguyên nhân nằm ở dung lượng quá tải, lỗi server hoặc bị DDoS, thì thường lỗi sẽ tự động biến mất sau vài phút.
Tuy nhiên, nếu lỗi xuất phát từ lỗi lập trình, thì bạn buộc phải tìm cách khắc phục, nếu không lỗi sẽ lại liên tục xuất hiện.
Như đã đề cập ở trên, lỗi 503 xuất hiện khi web server của bạn không thể nhận được phản hồi từ PHP script chạy ở background.
Do vậy, để sửa lỗi này, chúng ta sẽ vô hiệu hóa lần lượt các PHP scripts không cần thiết cho đến khi lỗi biến mất.
Toàn bộ WordPress plugin đều là PHP script, nên đầu tiên bạn cần phải deactivate toàn bộ plugin.
Vì lỗi 503 nên ta không thể đăng nhập vào bảng WordPress dashboard.
Do đó người dùng phải thông qua FTP client hoặc File Manager trong cPanel để truy cập vào website.
Sau khi truy cập thành công, vào thư mục /wp-content/
và đổi tên thư mục plugins thành plugin-old
Tiếp theo, tạo một thư mục mới và đặt tên là plugins
.
Hãy thử vào lại trang WordPress để kiểm tra xem còn bị lỗi 503 không.
Nếu lỗi đã hết, có nghĩa lỗi xuất phát từ một trong các plugin được cài đặt.
Thao tác này đã deactivate toàn bộ plugin.
Để tìm ra plugin nào gây ra lỗi 503, vào FTP Client hoặc File Manager trong cPanel.
Tiếp theo, vào thư mục /wp-content/
và xóa thư mục plugins
trống.
Sau đó, đổi tên thư mục plugins-old
lại thành plugins
như cũ.
Bước này giúp khôi phục lại thư mục plugins về trạng thái ban đầu.
Tất nhiên là các plugins này vẫn chưa được kích hoạt lại như cũ.
Bạn sẽ cần vào WordPress admin và vào trang plugins, activate từng plugin một và kiểm tra xem website có hoạt động lại bình thường chưa.
Lặp lại bước này cho đến khi bạn tìm ra được plugin gây ra lỗi 503.
Nếu làm theo cách này và lỗi đã được khắc phục thì bạn không cần đọc phần dưới nữa, nếu chưa thì chúng ta hãy thử cách tiếp theo.
Cách này sẽ chuyển website sang theme mặc định của WordPress và deactivate theme WordPress hiện tại.
Đầu tiên, dùng FTP client hoặc File Manager trong cPanel để kết nối với website.
Sau đó, truy cập vào thư mục /wp-content/themes
Tìm theme WordPress hiện tại của website và download về máy để làm bản backup.
Sau đó, hãy xóa theme ra khỏi hệ thống, chúng ta không cần lo lắng vì trong máy đã file backup rồi.
Lúc này, nếu như người dùng đã có sẵn một vài theme mặc định như Twenty Seventeen hay là Twenty Sixteen.
Website sẽ tự động kích hoạt và sử dụng theme này. Còn nếu như chưa có, bạn có thể download chúng rất dễ dàng.
Sau khi chuyển sang theme mặc định, kiểm tra lại xem lỗi 503 còn xuất hiện không.
Nếu cả 2 cách trên đều không sửa được lỗi, bạn vẫn có thể thử các cách sau:
Trên là các cách để khắc phục lỗi 503 Service Unavailable khi sử dụng WordPress.
Nếu bạn đang gặp lỗi khác có thể tham khảo các lỗi thường gặp trên WordPress nhé.
Hãy để lại bình luận bên dưới nhé, Diều Hâu và mọi người sẽ giúp bạn khắc phục lỗi.
Chúc các bạn thành công!
#503ServiceUnavailable #Lỗi503ServiceUnavailableWordPress #sữalỗi503service navailable