Khái niệm Seo là gì và Seo làm gì?

Khái niệm Seo là gì và Seo làm gì?

SEO là gì?

Seo là viết tắt của từ Search Engine Optimization hay còn gọi là tối ưu hóa kết quả tìm kiếm. Các công cụ tìm kiếm hiện nay có rất nhiều, nhưng phổ biến hiện nay ở Việt Nam vẫn là Google, tiếp theo là các công cụ khác nhau Bing, Yahoo, Coccoc,… Những bài viết về SEO được tôi viết tại website của tôi, chủ yếu viết theo kinh nghiệm và cảm nhận của cá nhân và chỉ có thể áp dụng cho google. :).

Khái niệm Seo là gì và Seo làm gì?

Tối ưu kết quả tìm kiếm nhằm mục đích làm cho website của bạn thân thiện, được đánh giá cao và dễ gần hơn với google và dễ dàng lên top (thăng hạng) trong bảng kết quả tìm kiếm của google khi người dùng gõ một từ khóa tìm kiếm nào đó. Ví dụ khi người dùng tìm một từ khóa trên google thì website của bạn có chứa từ khóa đó sẽ được hiển thị ở trang 1 (Top 10) của google.

Hiện nay, việc làm SEO ở Việt Nam đang ngày càng phổ biến, nó được coi như một nghề hái ra tiền, một việc làm đầy tính tư duy hay một lĩnh vực nghệ thuật sáng tạo độc đáo.

SEO là làm gì?

Công việc của Seoer gồm 2 phần chính là Onpage và Offpage. Onpage là tối ưu nội dung và Offpage là tối ưu liên kết.

Seo Onpage là gì?

Seo Onpage là việc tối ưu trên chính mỗi page của website, dưới đây là một số điểm chính khi SEO onpage

Seo Onpage là gì

Tối ưu Từ khóa: Tối ưu từ khóa, phân tích và tìm kiếm từ khóa cho phù hợp với nội dung và mục đích của website bạn.

Tối ưu Tiêu đề: Tiêu đề hiển thị trên bảng kết quả của google phải có chứa ít nhất 1 lần từ khóa và phù hợp người dùng.

Tối ưu Mô tả: Trong phần mô tả của website của bạn, hãy đưa từ khóa vào mô tả, độ lặp khoảng 2 đến 3 lần

Tối ưu Nội dung: Đây là phần quan trọng nhất, phải viết nội dung thật riêng biệt và không trùng lặp với các website khác đã có trước trên google. Quan trọng là trong phần nội dung phải có thẻ H1, H2,.. thẻ <b>,<i>,<u>

Tối ưu hóa URL đường dẫn: Trong đường dẫn của page phải có chứa từ khóa cần SEO.

Ngoài những phần trên thì yêu cầu website của bạn phải có Sitemap.xml, robots.txt

SEO Offpage

SEO offpage có thể hiểu đơn giản là quá trình xây dựng và tìm kiếm các liên kết chất lượng. Vậy các liên kết chất lượng là gì? Liên kết chất lượng là các

Liên kết từ bài viết marketing: Các bài viết marketing trên các trang báo chí lớn, có độ trust (tin cậy) cao, bài viết ấy có link trỏ đến website của bạn.

Liên kếtMạng xã hội: Để có được liên kết từ các trang mạng xã hội không khó, thế nhưng làm sao để các liên kết ấy chất lượng đó mới là điều quan trọng. Đầu năm 2013, một thuật toán của google có tên là Google Zebra (hay còn gọi là thuật toán ngựa vằn) mục đích của nó là đánh vào các liên kết kém chất lượng từ mạng xã hội.

Liên kết từ các web vệ tinh: Xây dựng các trang web vệ tinh có cùng nội dung với website cần seo, sau đó liên kết từ các website vệ tinh đó về website chính của bạn. Thế nhưng không phải đơn giản chỉ là liên kết mà liên kết sao cho tự nhiên nhất để google không phát hiện ra và không bị phạt.

Liên kết từ Diễn đàn – Forum: Có thể coi việc “rải link” trên các diễn đàn hiện nay đang là “xu thế seo” của các bạn seo mới. Các bạn ấy đơn giản chỉ là chèn link vào bài viết, sau đó thủ công hoặc công nghiệp bằng cách sử dụng các phần mềm auto post lên các diễn đàn. Như thế là có liên kết chất lượng???

Lời kết

Seo không khó thế nhưng nó không dễ với những người lười vận động đầu óc và lười nhác. Suy nghĩ đơn giản là google cập nhật thuật toán thường xuyên, nếu bản thân bạn không bắt kịp và thay đổi kịp thời thì website của bạn sẽ không thể lên được vị trí cao.

Bên cạnh đó, việc có vốn ngoại ngữ tốt sẽ giúp bạn cập nhật được các thông tin về seo của thế giới nhanh nhạy hơn. Nếu chỉ đọc các bài viết từ các “chuyên gia” seo của VN thì chắc không thể bắt kịp được.

Một số website/tài liệu về SEO mước ngoài bạn có thể tự tìm hiểu như

Chúc bạn thành công và SEO TOP 1 ????

P/s: Bài viết mang tính chất chia sẻ cho những bạn mới bắt đầu tìm hiểu về SEO, hy vọng không nhận gạch đá của các Pro

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *